Tinh hoàn ẩn
Thế nào là tật tinh hoàn ẩn? (Về đầu) Tinh hoàn ẩn là tật xảy ra ở trẻ nam khi trong tinh hoàn của trẻ bị thiếu 1 hoặc cả 2 tinh hoàn. Nếu trong năm đầu sau sinh mà cả hai tinh
hoàn vẫn chưa có mặt trong bìu thì có thể chắc chắn là trẻ mắc tật tinh hoàn ẩn (hình 1). Tật được gặp ở 1/3 số trẻ nam sinh thiếu tháng, 1/30 số trẻ nam sơ sinh và 0,8% trên số trẻ nam trên 1 tuổi. Trong thực tế tinh hoàn ẩn được phát hiện ở mọi lứa tuổi do không được quan tâm hoặc bị bỏ sót trong quá trình thăm khám lâm sàng.Tại sao xảy ra tinh hoàn ẩn ? (Về đầu) Trong thời kỳ bào thai, 2 tinh hoàn của thai nam phát triển trong ổ bụng của thai nhi. Vào tháng thứ bảy của thai kỳ chúng di chuyển dần về phía dưới để đi vào trong bìu. Nếu quá trình này không xảy ra hoặc xảy ra không hoàn toàn đối với 1 hoặc cả 2 tinh hoàn sẽ làm xuất hiện tật tinh hoàn ẩn. Nguyên nhân gây ra tật này không được biết rõ, có thể do thiếu hormone của mẹ hoặc của thai nhi hoặc do cản trở trên đường đi xuống của tinh hoàn. Có thể xảy ra nhầm lẫn khi chẩn đoán tinh hoàn ẩn không ? (Về đầu) Ở một số trẻ nam có thể không thấy rõ tinh hoàn do các cơ gắn với tinh hoàn kéo tinh hoàn lên cao (nhưng vẫn ở trong bìu). Có thể dự phòng tinh hoàn ẩn được không ? (Về đầu) Hiện nay chưa có cách nào để dự phòng tật tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn có những đặc điểm gì ? (Về đầu) Tinh hoàn ẩn có những đặc điểm sau:
Nếu trẻ bị tinh hoàn ẩn mà không được điều trị thì có thể xảy ra những biến chứng gì ? (Về đầu)
Nên làm gì khi trẻ bị tinh hoàn ẩn ? (Về đầu)
Chẩn đoán tinh hoàn ẩn như thế nào ? (Về đầu) Đa số trẻ bị tật tinh hoàn ẩn được các bố mẹ phát hiện khi chơi đùa hoặc tắm cho trẻ. Một số được các bác sĩ nhi khoa phát hiện khi khám tổng quát cho trẻ. Để tránh nhầm với việc tinh hoàn vẫn nằm ở trong bìu nhưng bị các cơ kéo lên cao khi bị kích thích, vì thế nên khám trẻ ở một nơi ấm áp và không làm trẻ hoảng sợ. Vị trí của tinh hoàn ẩn có thể được xác định bằng siêu âm. Nếu không xác định được vị trí của tinh hoàn ẩn bằng siêu âm khi đó cần phải soi ổ bụng để tìm, công việc này phải được thực hiện tại bệnh viện có đủ điều kiện trang thiết bị. Do tinh hoàn có thể tự xuống trong 12 tháng đầu sau sinh do đó cần theo dõi thường xuyên trong năm đầu tiên để xem tinh hoàn có xuống được hay không và có cách giải quyết kịp thời. Tài liệu tham khảo 1. Lê Ngọc Từ (1995), Tinh hoàn ẩn, " Bệnh học Tiết niệu" Hội Tiết niệu Hà Nội, NXB Y Học, 570-576.
2. Biserte J. (2001), Chirurgie du testicule non descendu. Encycl Méd Chir, Editions Scientifiques et Médicales Elsevier, Paris, tous droits réservés, Techniques chirurgicales - Urologie, 41- 410.
3. Hutson J.M. (2006), Orchidopexy. "Pediatric Surgery", (Puri P. ; Höllwarth M. E. (Eds.)), © Springer-Verlag, 555 - 568.
Biên soạn: PGS. TS Lê Đình Khánh
|