Sử dụng kháng sinh liều cao có thể làm tăng nguy cơ Đái tháo đường type 2Theo 1 nghiên cứu gần đây của Đan Mạch, việc sử dụng kháng sinh liều cao làm tăng khoảng 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo 1 nghiên cứu gần đây của Đan Mạch, việc sử dụng kháng sinh liều cao làm tăng khoảng 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh gây ra những thay đổi đến hệ vi khuẩn đường ruột, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến sự tiến triển của đái tháo đường type 2 (gây nguy cơ cao hạ đường huyết ở người bị đái tháo đường) [ISME J 2007;1:56-66; Nature 2013;498:99-103; Clin Infect Dis 2013;57:971-980] Dựa trên dữ liệu đăng ký quốc gia, nhóm bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 (n=170,504) nhận trung bình 0,8 đơn thuốc kháng sinh/năm, còn nhóm không bị đái tháo đường type 2 (n=1,364,008) thì chỉ nhận trung bình 0,5 đơn thuốc kháng sinh/năm. Những người sử dụng liều cao kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh phổ hẹp thì nguy cơ bị đái tháo đường type 2 (odds ratio [OR], 1.53, 95% CI, 1.50-1.55) cao hơn so với khi sử kháng sinh phổ rộng, kháng sinh kìm khuẩn (OR, 1.31 and 1.39, respectively). [J Clin Endocrinol Metab 2015;doi:10.1210/jc.2015-2696]. Sử dụng kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh phổ hẹp làm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tăng cao hơn. Những người được chẩn đoán bị đái tháo đường type 2 thường đã sử dụng kháng sinh thường xuyên từ hơn 15 năm trước khi bị mắc bệnh. “Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm xác định các nhóm kháng sinh khác nhau gây tác động đến các hệ vi khuẩn đường ruột khác nhau thì ảnh hưởng đến sự tiến triển của đái tháo đường type 2 như thế nào”. Tác giả nghiên cứu nói rằng “ Tuy nhiên, ORS tăng đồng loạt ở tất cả những người bị mắc đái tháo đường type 2 chứ không chỉ tăng nguy cơ mạnh khi dùng 1 số loại kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh nào đó .” Các nhà nghiên cứu đã đề xuất hai lý thuyết để giải thích kết quả của mình: kháng sinh làm tăng nguy cơ tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 hoặc những người đã mắc đái tháo đường type 2 và các bệnh khác có sử dụng kháng sinh. Các nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh và bệnh béo phì. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, trong khi tăng đường huyết có thể làm giảm chức năng miễn dịch [PLoS One 2010;5:e9074; Lancet Infect Dis 2006;6:438-446; Diabet Med 1997;14:29-34] Các nhà nghiên cứu đề nghị xác định thêm việc ảnh hưởng lâu dài của kháng sinh đến sự tăng cân, sự chuyển hóa glucose và lipid, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin phổ hẹp- kháng sinh gây nguy cơ cao nhất của bệnh đái tháo đường.
|